Giang mai bẩm sinh, biện pháp phòng ngừa

K

Bệnh giang mai đang có xu hướng trẻ hóa. Việt Nam đã ghi nhận trường hợp bé trai mắc căn bệnh này khi chỉ mới 13 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi ngày có hơn một triệu người nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó tỷ lệ người mắc giang mai tăng đáng kể.

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này, vi khuẩn chưa gây tổn thương sâu những cơ quan nội tạng như tim mạch, thần kinh… Ngay khi phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên nhanh chóng đi tới những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đừng trì hoãn tới khi bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, người bệnh mới bắt đầu đi gặp bác sĩ. Bởi khi đó, bệnh có thể đã tiến triển trầm trọng, khó điều trị khỏi.

Với nữ giới, trước khi dự định có con cũng cần kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum hay không. Nếu có, bạn nên dành thời gian điều trị dứt điểm trước khi thụ thai. Nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, thai phụ cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử trí đúng đắn và kịp thời, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

Giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh là bệnh xảy ra khi người mẹ mắc giang mai truyền sang cho con trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh nở. Giang mai bẩm sinh có thể tác động đến sức khỏe thai nhi, gây ra tình trạng sinh non, sinh nhẹ cân và sảy thai. Có đến 40% em bé sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai đã tử vong. 

Hầu hết trẻ mắc giang mai bẩm sinh nếu sống sót sau khi chào đời đều có thể phát triển bình thường. Theo thời gian, các triệu chứng có thể phát triển như:

Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Gan hoặc lách to.
  • Không tăng cân hoặc không phát triển.
  • Hay cáu gắt.
  • Kích ứng và nứt da quanh vùng miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn.
  • Phát ban, xuất hiện mụn nước, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân.
  • Bất thường xương.
  • Chảy nước mũi.

Trẻ trên 2 tuổi và người lớn:

  • Có bất thường về răng, cụ thể là răng cửa Hutchinson.
  • Đau xương.
  • Mù, đục giác mạc.
  • Giảm thính lực hoặc điếc.
  • Biến dạng mũi.
  • Có các mảng màu xám, giống như chất nhầy xung quanh hậu môn và âm đạo.

Phòng chống bệnh giang mai

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
  • Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai.
  • Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.
  • Nếu gặp phải hoặc chưa có những triệu chứng nêu trên, bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.