XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH RPR VÀ TPHA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI BỆNH GIANG MAI

XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH RPR VÀ TPHA TRONG

CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI BỆNH GIANG MAI

 

Đứng trước tình hình tỷ lệ giang mai ngày càng gia tăng và trẻ hóa trên thế giới cũng như ở Việt nam gần đây thì việc chẩn đoán chính xác, nhanh sẽ góp phần tích cực cho hiệu quả điều trị, giảm chi phí điều trị, giảm biến chứng nặng nề, giảm lây nhiễm trong cộng đồng và tăng cường chất lượng cuộc sống. Để có thể chẩn đoán xác định bệnh giang mai cần phối hớp cả lâm sàng, yếu tố nguy cơ và cận lâm sàng vì tỷ lệ người bệnh mắc giang mai không có triệu chứng cao. Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai gián tiếp RPR và TPHA sẽ giúp phát hiện sớm các ca bệnh và xét nghiệm hiệu giá kháng thể (HGKT) giúp theo dõi điều trị để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Sau khi nhiễm T. pallidum kháng thể kháng giang mai sẽ xuất hiện sớm 3 – 4 tuần sau đó, giang mai điều trị càng sớm HGKT RPR Âm tính càng sớm (thường sau một năm điều trị), 85% người bệnh sau điều trị giang mai có TPHA dương tính, HGKT TPHA giảm chậm hơn RPR và HGKT RPR được sử dụng để theo dõi sau điều trị, HGKT RPR tăng nhanh trong năm đầu tiên rồi giảm dần sau đó. HGKT tăng/giảm ≥ 4 lần là thay đổi có ý nghĩa và HGKT chỉ thay đổi ≤ 2 lần thì được xem không có ý nghĩa .

Thời kỳ Giang mai I: xét nghiệm định tính RPR có thể âm tính giả (hiện tượng Prozone xả ra do lượng xoắn khuẩn giang mai quá lớn ngăn cản phản ứng xảy ra). Thời kỳ giang mai I hiệu giá kháng thể xét nghiệm bằng phản ứng bán đinh lượng RPR thường rất cao nhưng HGKT đo bằng phản ứng TPHA thường thấp.

Thời kỳ giang mai II: Xét nghiệm định tính RPR và TPHA dương tính. HGKT cả RPR và TPHA đều rất cao.

Thời kỳ giang mai kín sớm: Có hiệu giá kháng cao nhất, theo nghiên cứu HGKT TPHA có thể lên đến 1:327680 và HGKT RPR là 1:256.

Thời kỳ giang mai muộn: Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm huyết thanh RPR có thể âm tính hoặc dương tính và xét nghiệm huyết thanh TPHA dương tính. HGKT đo bằng phản ứng bán đinh lượng TPHA thường dương tính ở ngưỡng thấp vì giang mai không điều trị sau 1 năm HGKT cũng giảm dần.

Theo hướng dẫn điều trị STD của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh năm 2021 nêu rõ rằng việc đánh giá lâm sàng và huyết thanh học nên được thực hiện vào thời điểm 6 và 12 tháng sau khi điều trị bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát, và vào thời điểm 6, 12 và 24 tháng đối với bệnh giang mai tiềm ẩn. Người bệnh mắc giang mai cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi đáp ứng sau điều trị cũng như phát hiện kịp thời trường hợp tái mắc hay kháng thuốc.

Săng giang mai (GM I)Phản ứng bán định lượng RPR dương tính
Đào ban lòng bàn tay (GM II)Phản ứng bán định lượng TPHA

dương tính