Tìm hiểu bệnh da do nấm sợi

20200527 155734 516734 Screenshot 1590595041.Max 800X800 1

Bản hướng dẫn chẩn đoán Bệnh da do nấm sợi được ban hành bởi bộ Y Tế theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/1/2015 của Bộ Y tế về ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu > Nội dung chi tiết như sau

1. ĐẠI CƯƠNG

    • Bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis) rất thường gặp, nhất là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóngẩm, rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.
    • Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường có triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị hay điều trị không đúng, thương tổn nấm có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2. NGUYÊN NHÂN

Có 3 loài nấm sợi thường gặp gây bệnh ở người: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Cácchủng nấm sợi có thể lây nhiễm từ đất (geophilic organisms), từ động vật (zoophilic) hoặc từ người bệnh (anthropophilic). Các loại nấm này cần có keratin để phát triển, do vậy không thể gây bệnh ở niêm mạc.

Điều kiện thuận lợi:

  • Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sống tập thể, ngủ chung và dùng chung quần áo.
  • Khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi làm thay đổi pH của
  • Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng.
  • Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

– Nấm ở bàn chân

Thường hay gặp ở những người đi giầy nhiều nhất là các vận động viên điều kinh do vậy bệnh còn được gọi là “bàn chân vận động viên điều kinh” (Athlete’s foot).

Nguyên nhân: chủ yếu do Trichophyton rubrum Trichophyton mentagrophytes. Một số trường hợp có thể do Epidermophyton floccosum.

Lâm sàng nấm ở bàn chân có 3 hình thái

+ Hình thái bong vảy: lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều, có thể bong vảy từng đám nhỏ hoặc lan tràn toàn bộ lòng bàn chân. Thường ở 1 bên sau lan sang 2 bên, ngứa ít.

+ Hình thái viêm kẽ: thường ở kẽ ngón 3-4 bàn chân. Bệnh rất hay gặp ở những vận động viên điền kinh do đi giày nhiều. Tổn thương đỏ, nứt trên có nhiều bợ trắng, chảy nước. Người bệnh có thể đau và ngứa nhiều.

+ Hình thái tổ đỉa: mụn nước nằm sâu dưới da, khó vỡ, các mụn nước vỡ để lại bề mặt lỗ chỗ, ngứa nhiều và đau.

+ Hình thái viêm móng: móng có những đám trắng, đường trắng từ bờ tự do hoặc bờ bên, dần móng dầy lên, màu vàng bẩn, dễ mủn.

Nấm bẹn

Thường do Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum gây nên. Lâm sàng

+ Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần lan ra thành mảng hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu.

+ Ngứa

Cần phân biệt nấm bẹn với:

+ Erythrasma: bệnh do nhiễm khuẩn khu trú ở vùng bẹn, thành dát đỏ hoặc nâu, có bờ rõ nhưng không có mụn nước và vảy. Dưới ánh sáng đèn Wood, thương tổn có màu đỏ gạch.

+ Viêm kẽ do Candida: dát đỏ, bờ rõ, ngoài bờ có bong vảy rất mỏng nhờn lột vỏ khoai tây, bề mặt đỏ tươi và láng bóng, có các thương tổn vệ tinh.

Nấm vùng mặt

Do T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis gây nên.

Lâm sàng: thường là dát đỏ, kích thước 1-5 cm, bờ hơi nổi cao đôi khi không rõ, bong vảy, ngứa.

– Nấm thân mình

+ Dịch tễ: bệnh có thể lây nhiễm từ bất kỳ nguồn nào.

+ Căn nguyên: bất kỳ loại nấm sợi nào cũng có thể gây bệnh ở thân mình.

Hay gặp nhất là T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis T. tonsurans.

+ Tổn thương là mụn nước,thành đám tạo thành hình tròn hay hình nhiều cung. Tổn thương có xu hướng lành giữa, lan ra xung quanh, ngứa nhiều. Nhiễm nấm có thể khu trú hay lan toả toàn thân tuỳ thuộc vào đặc điểm vi nấm hay vật chủ..

– Nấm vùng râu

Ít gặp, thường ở nông dân tiếp xúc với súc vật.

Lâm sàng: có 2 hình thái lâm sàng

+ Hình thái nông: do Violaceum, T. rubrum gây nên. Sợi râu gãy và bong vảy hoặc tồn tại nhưng khô, không bong, khi nhổ lên chân vẫn bình thường.

+ Hình thái sâu: do T. mentagrophytes gây nên. Tiến triển chậm, các u nhỏ liên kết với nhau tạo thành mảng thâm nhiễm và ăn sâu xuống hình thành các áp xe. Da trên bề mặt viêm tấy, sợi râu rụng hoặc không có, mủ chảy ra qua lỗ chân râu.

3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Soi tươi tìm sợi nấm: xét phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào

sừng.

  • Nuôi cấy trên các môi trường để định loại chủng nấm dựa vào đặc điểm

khuẩn lạc của từng loại nấm.

3.3. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

4. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

    • Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển.
    • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân.

Điều trị cụ thể

    • Vệ sinh cá nhân, tránh mặc quần áo ẩm ướt.
    • Là quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót.
    • Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhờn chó, mèo.
    • Không dùng chung quần áo, chăn màn với người mắc bệnh.
    • Tránh tắm xà phòng.
    • Dùng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp thuốc bôi với thuốc uống đường toàn thân tùy thuộc vào mức độ thương tổn.
  • Thuốc bôi tại chỗ: các loại kem chống nấm
    • Ciclopiroxolamin 1%
    • Ketoconazol 2%
    • Terbinafin 1%
    • Clotrimazol 1%

Bôi ngày 1-2 lần, thời gian bôi thuốc ít nhất từ 3 – 4 tuần.

  • Thuốc kháng nấm toàn thân
    • Khi thương tổn lan rộng hoặc dai dẳng bôi lâu không khỏi.
    • Nên kiểm tra chức năng gan trước và trong quá trình điều trị
    • Liều lượng và thời gian uống thuốc tùy thuộc từng bệnh.
    • Các thuốc kháng nấm toàn thân thông dụng:

+ Griseofulvin viên 500mg: trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Người lớn

1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần.

+ Hoặc terbinafin 250mg/viên/ngày x 10-14 ngày, uống trước bữa ăn. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 16 tháng, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

+ Hoặc itraconazol 100mg/viên x 2 viên/ngày x 3-4 tuần, uống sau bữa ăn.

Để đọc toàn bài viết chi tiết đầy đủ vui lòng truy cập tại đây.