Điều trị giang mai và những lưu ý cần biết

O

Khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh giang mai có thể ảnh hưởng tới tim, mạch máu, não và hệ thần kinh. Đồng thời, bệnh cũng làm tăng cơ hội lây nhiễm HIV (loại virus gây bệnh AIDS). Lâu dần, người bệnh có thể bị hỏng những cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy điều trị giang mai như thế nào cho hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết phía sau đây.

Chẩn đoán tình trạng bệnh giang mai

Ngoài quan sát các biểu hiện ngoài da của người bệnh, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh thông qua những xét nghiệm gồm: 

  1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác nhận sự hiện diện của những kháng thể mà cơ thể sản xuất để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Những kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh giang mai vẫn còn trong cơ thể của người bệnh trong nhiều năm. Vì thế, xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện để xác định tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc trong quá khứ.

  1. Dịch não tủy

Nếu nghi ngờ người bệnh có biến chứng thần kinh từ giang mai, bác sĩ có thể đề nghị lấy mẫu dịch não tủy thông qua thủ thuật chọc dò thắt lưng (vòi tủy sống) để khẳng định chẩn đoán.

Cách điều trị bệnh giang mai

Giang mai khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, khi phát hiện nhiễm xoắn khuẩn này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị: 

  1. Điều trị bằng thuốc

Trong giai đoạn đầu, giang mai rất dễ điều trị khỏi bằng thuốc. Vì thế, một trong các lựa chọn hàng đầu của bác sĩ chính là chỉ định người bệnh sử dụng Penicillin. Đây loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai, thường hiệu quả với hầu hết các giai đoạn bệnh. Nếu người bệnh dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị loại kháng sinh khác hay giải mẫn cảm với Penicillin.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hay giai đoạn đầu (dưới 1 năm), bác sĩ thường khuyến nghị áp dụng phương pháp điều trị tiêm một lần Penicillin. Đối với trường hợp mắc giang mai lâu hơn một năm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm thêm liều bổ sung. Thêm và đó, Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo áp dụng cho thai phụ mắc bệnh giang mai.

Trong ngày đầu tiên điều trị, người bệnh thường trải qua phản ứng Jarisch-Herxheimer. Đặc trưng với triệu chứng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức, đau đầu. Thông thường, phản ứng này không kéo dài hơn một ngày.

  1. Theo dõi điều trị

Sau khi được điều trị bệnh với thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh:

  • Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo người bệnh đang đáp ứng tốt với liều lượng thông thường của Penicillin. Theo dõi cụ thể ra sao còn phụ thuộc giai đoạn bệnh giang mai được chẩn đoán.
  • Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho tới khi điều trị xong, xét nghiệm máu thấy tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị khỏi.
  • Thông báo với bạn tình để người đó đi kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.
  • Xét nghiệm để xác định có nhiễm virus HIV không.

Nên và không nên làm gì khi đang trong quá trình điều trị?

Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo đã sử dụng tất cả các loại thuốc (thuốc hoặc tiêm bổ sung), ngay cả khi những triệu chứng biến mất trong quá trình điều trị.
  • Không thực hiện các hoạt động tình dục với bạn tình mới.
  • Bắt buộc xét nghiệm nhiễm HIV.

Một lưu ý quan trọng khác là khi điều trị không có nghĩa là không thể mắc bệnh giang mai một lần nữa hoặc lây lan sau đó. Lời khuyên cho bạn là nên tránh các hình thức quan hệ tình dục không an toàn. Khi quan hệ tình dục, nam giới luôn cần dùng bao cao su.