Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR

5C74Ef257Afdf99718A2B5D4 5C1C92Ef0Fcb8380Ce44Ecc1 Phuong Phap Xet Nghiem Giang Mai 1

1. Bệnh giang mai là gì?

– Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

– Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

– Do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai.

  1. Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp nào?

– Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR là phương pháp phát hiện các kháng thể giang mai trong máu của người bệnh. RPR là viết tắt của cụm từ Rapid Plasma Reagin, tức là phản ứng huyết tương nhanh.

– Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý kháng thể của cơ thể. Tức là khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể chống lại loại tác nhân này.

– Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR chính là cách tìm kiếm các kháng thể này. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml máu ở tĩnh mạch của bệnh nhân đem đi xét nghiệm, sau khoảng 2h kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo tới người bệnh.

– Phương pháp xét nghiệm giang mai này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 2. Nguyên nhân là bởi lúc này xoắn khuẩn mới bắt đầu xâm nhập vào máu nên xét nghiệm huyết tương mới có kết quả chính xác. Xét nghiệm RPR ở giai đoạn đầu của bệnh thường cho kết quả âm tính giả.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính cần kết hợp với có hay không có biểu hiện lâm sàng của bệnh Giang mai. Nếu không có các biểu hiện lâm sàng cũng như không có tiền sử tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm giang mai thì bạn có thể không bị nhiễm giang mai. Tuy nhiên một kết quả “Dương tính” không có nghĩa chắc chắn là bạn đã hoặc đang nhiễm xoắn khuẩn Giang mai. Cần kết hợp với các yếu tố tiền sử tiếp xúc với người bệnh, các biểu hiện lâm sàng hiện có và cần phải kết hợp với các xét nghiệm khác có độ đặc hiệu cao hơn như Syphilis, TPHA (hay TPPA) để kết luận cuối cùng bạn có đang bị nhiễm Giang mai hay không. Do xét nghiệm RPR có độ nhạy cao nên sử dụng để sàng lọc và phát hiện ban đầu.

Tin bài: Bs Trần Đăng Quang- Khoa Xét nghiệm.