KẾT HỢP CÁC LIỆU PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ
Ths.Bs Lê Tuyết Minh
- Ánh sáng LED (xanh – đỏ):
-Ánh sáng LED có bước sóng từ 405 – 940 nm
-Cơ chế tác dụng: P.acnes sản xuất porphyrin, porphyrin bị hấp thu bởi ánh sáng bước sóng từ 400-700 nm giải phóng ra gốc tự do có tác dụng diệt P.acnes và chống viêm.
-Ánh sánh xanh có bước sóng 415nm có tác dụng diệt Pacnes tốt hơn và đã được FDA chấp thuận trong điều trị trứng cá mức độ từ nhẹ đến trung bình.
-Ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm thâm nhập sâu hơn vào tuyến bã nên có tác dụng chống viêm do ức chế giải phóng Cytokine từ đại thực bào tuy nhiên có tác dụng diệt P.acnes thấp hơn. Một số nghiên cứu cho thấy kết hợp chiếu cả ánh sáng xanh và đỏ cho kết quả tốt hơn chiếu ánh sáng xanh đơn độc.
-Ánh sáng LED (xanh – đỏ) hiệu quả đối với tổn thương mụn viêm tốt hơn đối với các tổn thương không viêm.
- IPL:
-Sử dụng bước sóng từ 400-1200 nm
-Tác dụng: giảm viêm và diệt P.acnes, ngoài ra IPL gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tuyến bã làm tổn thương tuyến bã và IPL có tác dụng chống viêm.
- Laser:
Cơ chế tác dụng: diệt vi khuẩn Pacnes và gây tổn thương tuyến bã làm giảm sản xuất bã nhờn.
-Laser KTP 532 nm và PDL (Pulse dye laser- 585 và 595nm)
Là laser bước sóng ngắn, ít gây ảnh hưởng đến tuyến bã, chủ yếu diệt P.acnes và tác động vào mạch máu thông qua đích tác động là hemoglobin gây tái phân bố mạch máu nuôi tuyến bã.
-Laser gần hồng ngoại: 1320, 1450 và 1540nm
Cơ chế tác dụng: dựa trên cơ chế quang nhiệt chọn lọc trong đó đích hấp thu là lipid của tuyến bã gây tổn thương tuyến bã. Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện tình trạng lỗ chân loog và điều trị sẹo sau mụn.
- Liệu pháp quang động học:
-Là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm quang (thường là axit 5-aminolevulinic (ALA), MLA, indocyanine, axit indole-3-acetic) trước khi tiếp xúc nguồn sáng như Laser, LED, IPL.
-Cơ chế: chất nhạy cảm quang được hấp thụ tốt ở tuyến bã nhờn, khi được chiếu sáng có tác dụng làm tăng diệt khuẩn Pacnes và gây tổn thương chọn lọc tuyến bã dẫn đến giảm bã nhờn
-Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp quang động học cho kết quả cao hơn chiếu LED, laser hay IPL đơn thuần, tuy nhiên có một số tác dụng phụ như đau, ban đỏ kéo dài, nhiễm độc ánh sáng, đóng vảy tiết, mụn mủ. Bệnh nhân cần tránh ánh sáng mặt trời ít nhất 24h sau điều trị.
- Kết hợp ánh sáng xung cường độ cao và hút áp lực (Photopneumatic therapy)
-Liệu pháp quang học khí hút kết hợp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) với công nghệ hút áp lực.
-Cơ chế tác dụng: dùng áp lực âm để hút chất bã nhờn và dầu thừa từ những lỗ chân lông bị bít tắc, kết hợp ánh sáng tác động vào porphyrins tiêu diệt P.acnes, tác dụng nhiệt gây tổn thương các tuyến bã nhờn.
-FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho sử dụng phương pháp này trong điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng và một vài sẩn viêm. Nó không thể điều trị mụn nốt, nang.
*Chỉ định điều trị các liệu pháp quang học và điện từ như thế nào cho hợp lý?
-Các Guideline S3 Hội Da liễu Châu Âu 2016 và Guideline AAD 2015 đều khẳng định vai trò của isotretinoin và thuốc bôi, kháng sinh. Trong đó liệu pháp quang học không khuyến cáo đối với các tổn thương comedone, đối với các mụn viêm mức độ nhẹ đến vừa có khuyến cáo sử dụng ánh sáng xanh đơn trị liệu và được FDA chấp nhận. Chính vì vậy mặc dù nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của liệu pháp quang học và điện từ trong điều trị trứng cá tuy nhiên nó không được khuyến cáo chính trong điều trị trứng cá, bác sỹ có thể sử dụng như là một liệu pháp hỗ trợ đặc biệt với các trường hợp BN không thể sử dụng các phương pháp thông thường.
– Có thể kết hợp vừa chiếu ánh sáng xanh đỏ và isotretinoin đường uống. Đối với laser hầu như các tác giả đều khuyến cáo dừng isotretinoin ít nhất 6 tháng trước khi can thiệp. Nhưng hiện nay một số quan điểm mới có thể dừng uống isotretinoin và can thiệp thủ thuật luôn hoặc vừa uống liều thấp isotretinoin (5-20mg) vừa can thiệp thủ thuật. Tuy nhiên mức độ bằng chứng về an toàn chưa nhiều và chưa có nghiên cứu nào đủ thuyết phục để khẳng định về mức độ an toàn của việc kết hợp này.