Trong quá trình chăm sóc cho bé,chúng ta có thể cho bé dùng các sản phẩm bỉm, tã của các hãng khác nhau. Do đó có thể dẫn đến tình trạng khi các bé sử dụng bỉm bị viêm da vùng tã lót.
Đóng bỉm giúp cho các mẹ có thể giải quyết nhanh gọn, sạch sẽ, tiện lợi về vấn đề đi vệ sinh ở trẻ sơ sinh. Nhưng cũng vì vậy mà nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ, điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức.
Vậy để tránh bị viêm da vùng tã lót không mong muốn sảy ra chúng ta cần chăm sóc da trẻ em khi đóng bỉm.
Lựa chọn bỉm đạt chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ không nên sử dụng các loại bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có đóng gói thủ công, thiếu nhãn mác.
Hạn chế tối đa đóng bỉm và hãy luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ vào thời gian cố định để tạo nên phản xạ có điều kiện. Với trẻ nhỏ vẫn dùng bỉm thường xuyên, mỗi lần thay bỉm, bố mẹ nên để cho cơ thể trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài một lúc trước khi đóng bỉm mới.
Bố, mẹ và người chăm sóc trẻ chỉ nên đóng bỉm cho bé cố định vào một khoảng thời gian trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối.
Thay tã lót thường xuyên mỗi 1-3 giờ nên chọn tã lót tốt và thay ngay mỗi khi bé đái ướt. Tã lót phải sạch, mềm, hút ẩm hiệu quả, không gây kích thích và phải được thay thường xuyên để tránh nước tiểu thấm ngược lại vào da.Tránh cọ xát hoặc chà xát trong khi thay tã lót và rửa nhẹ nhàng vùng da tã lót.
Người chăm trẻ cần lưu ý là không đóng bỉm quá chặt. Nếu đóng bỉm, tã giấy sai kích cỡ cân nặng của bé sẽ khiến những đường bỉm hằn chặt lên da. Đặc biệt mồ hôi ướt ướt dính lên da sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Vì thế, chúng ta nên chọn những loại bỉm đúng với size của trẻ là tốt nhất. Hãy đặc biệt lưu ý đến cân nặng của trẻ để mua bỉm phù hợp.
Bôi kem chống hăm hiệu quả cho bé ở phần nếp gấp để bảo vệ da, ngăn ngừa nước tiểu ngấm vào da.
Viêm da do tã lót ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề gặp hàng ngày ở các bé.
Khi bị viêm da vùng tã lót thường biểu hiện tổn thương điển hình là đỏ da thường ở vùng nếp lằn mông, mông, vùng quanh hậu môn, vùng mu, có thể cả vùng bụng dưới và vùng trên đùi.
Viêm da tã lót trẻ trai/trẻ 8 th Viêm da tã lót trẻ gái/trẻ 12 th
Nguyên nhân:
- Viêm da tã lót do nhiều yếu tố: như viêm da tiếp xúc kích ứng với chất liệu của bỉm. Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
- Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Một số nấm men như candida hay vi khuẩn chí ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
- Da quá nhạy cảm.
Một số nguyên nhân khác làm bé bị viêm da tã lót:
- Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
- Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Ngày nay các tác giả đều thống nhất nước tiểu cũng là yếu tố quan trọng gây bệnh này.
Chăm sóc khitrẻ bịviêm da do tã lót
– Thoa một loại kem bảo vệ da hiệu quả: khi da bé có dấu hiệu viêm
Điều quan trọng là các bố mẹ hay người giữ trẻ phải được có kỹ năng chăm sóc trẻ.
Cần chăm sóc đặc biệt để vùng mông của bé luôn được vệ sinh sạch sẽ khi:
- Khi phân bé ở dạng lỏng, bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường
- Khi bé sử dụng kháng sinh toàn thân
- Khi bạn không thể thay tã cho bé trong một khoảng thời gian dài, ví dụ lúc bạn đang ở bên ngoài hoặc vào ban đêm.
- Hãy cẩn thận khi điều trị.
- Hãy đến ngay bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Khi trẻ có những dấu hiệu bị hăm tã thì không nên quá hoang mang cha mẹ lưu ý mẹ nên ngay lập tức tháo bỉm cho bé. Trẻ có thể bị dị ứng với thành phần cấu tạo của bỉm, nếu mẹ vẫn cố tiếp tục cho bé mặc bỉm sẽ khiến cho tình trạng này càng nawgnj lên. Ta cần rửa sạch vùng da vừa mặc bỉm cho bé, điều này giúp rửa trôi các hoá chất ở các thành phần của bỉm còn bám trên vùng da của bé, gây dị ứng. Sau đó, mẹ theo dõi trong vài giờ, nếu các nốt mẩn đỏ, ngứa da có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ không cần chữa cho bé bằng thuốc, chỉ cần lưu ý là không cho trẻ tiếp tục sử dụng loại bỉm đó nữa.
Sau đó, sử dụng kem chống hăm bôi lên vùng da bị hăm tã. Nếu tình trạng trẻ bị hăm tã nặng, lập tức đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời
- khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chống hăm tã nào cho trẻ mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ là tốt nhất.
Tin bài: Bs Lâm Văn Cấp- Khoa Khám Bệnh