BỎNG NẮNG
- Đại cương
Bỏng nắng là phản ứng viêm da cấp tính, khởi phát chậm, biểu hiện là ban đỏ và phù nề do tiếp xúc quá nhiều với tia nắng mặt trời, cụ thể hơn là bức xạ cực tím (UV) phát ra từ mặt trời.
Bỏng nắng cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với các nguồn ánh sáng tia cực tím nhân tạo khác chẳng hạn như trong phòng tắm nắng hoặc tiệm tắm nắng.
Hình ảnh dát đỏ đồng nhất vùng da tiếp xúc với ánh nắng (nguồn : Internet)
- Các yếu tố làm tăng triệu chứng bỏng nắng
- Vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều (65% bức xạ tia cực tím đến trái đất trong khoảng thời gian này)
- Người có cơ địa nhạy cảm với ánh nắng và người đang dùng một số loại mỹ phẩm hoặc thuốc như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc an thần
- ‘Lỗ thủng’ của tầng ôzon, lớp ngăn chủ yếu các tia cực tím có hại đến từ mặt trời bị phá vỡ, làm cường độ tia cực tím cao
- Độ cao càng lớn thì tia cực tím càng mạnh (cứ lên cao 300m thì cường độ tia cực tím tăng khoảng 4%); càng gần xích đạo thì tia cực tím càng mạnh
- Phản xạ môi trường Ở những nơi tia cực tím phản xạ lại không gian nhiều như bề mặt nước, kính, bề mặt tuyết, cát trắng, bê tông…
- Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng khác nhau tùy theo loại da và thời gian tiếp xúc với tia UV. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xảy ra từ 2-6 giờ sau khi tiếp xúc và đạt đỉnh điểm vào lúc 12-24 giờ.
Các triệu chứng bao gồm:
- Ban đỏ
- Phù, sưng
- Đau và kích ứng
- Da có cảm giác nóng khi chạm vào
- Phồng rộp (trường hợp nặng)
- Ớn lạnh và sốt (trường hợp nặng)
- Trong trường hợp cháy nắng nặng, bỏng da nghiêm trọng có thể dẫn đến bỏng cấp độ hai, mất nước, mất cân bằng điện giải, nhiễm trùng thứ cấp, sốc hoặc thậm chí tử vong.
Hình ảnh bỏng nắng nặng : đỏ da, phù nề, bọng nước ( nguồn internet)
- Điều trị bỏng nắng
- Bỏng nắng là bênh tự giới hạn, thường khỏi sau vài ngày .Điều trị bỏng nắng chủ yếu là điều trị triệu chứng viêm và kiểm soát đau, giảm bớt sự khó chịu tại tổn thương gồm dùng thuốc giảm đau, tắm nước mát, bôi kem dưỡng da và kem dưỡng ẩm.
- Phòng ngừa bỏng nắng
- Bỏng nắng được phòng ngừa tốt hơn là điều trị.
- Chống nắng là biện pháp bảo vệ tốt nhất giúp bạn chống lại bỏng nắng và các tác hại khác của bức xạ tia cực tím.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều
- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác để bạn không bị mất nước, phòng tránh nguy cơ bỏng nắng, nhất là khi làm việc ngoài trời.
- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ rộng vành
- Bôi lại từ 2-3 lần kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 50 trở lên
- Dùng thêm một số thực phẩm bổ sung đường uống có chứa Polypodium leucotomas có thể cung cấp thêm khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng qua đường uống và giảm bỏng nắng.