Điều trị bệnh mày đay bằng thuốc Y học cổ truyền

Vi Thuoc Don La Do Hieu Qua Trong Dieu Tri May Day

1. Đại cương

Bệnh mày đay là một bệnh da liễu có tính quá mẫn thường gặp. Lâm sàng biểu hiện bằng: nổi mày đay to nhỏ không đều, có thể cục bộ nhưng cũng có thể lan ra toàn thân, bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất cũng rất nhanh và không để lại sẹo. Bệnh này thuộc phạm vi chứng “Ẩn chẩn” của Y học cổ truyền [1].

Đối với mày đay cấp tính, các thuốc giải dị ứng của y học cổ truyền còn chưa phát huy hiệu quả nhanh như thuốc Tây. Đối với mề đay mức độ trung bình hoặc nhẹ thì điều trị bằng y học cổ truyền cho hiệu quả tốt. Còn trong việc giảm bớt tái phát trong mày đay mạn, thuốc y học cổ truyền lại có ưu thế lớn thông qua việc biện chứng luận trị để điều hòa lại các rối loạn trong đáp ứng miễn dịch của người bệnh [1].

Tổn Thương Bệnh Mày Đay
Tổn thương bệnh mày đay

 

2. Phân loại và điều trị bằng thuốc uống y học cổ truyền

2.1. Thể phong nhiệt

Bệnh phát rất nhanh, mày đay màu đỏ, ngứa dự dội, khi gặp nóng bệnh nặng lên, có thể phát sốt.

Pháp điều trị: tân lương thấu biểu, tuyên phế thanh nhiệt.

Bài thuốc: Ngân kiều tán hoặc bài kinh phong phương.

2.2. Thể phong hàn

Màu của mày đay như màu da bình thường, gặp gió lạnh thì nặng thêm, ngứa nhiều.

Pháp điều trị: tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn

Bài thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang.

2.3. Thể âm huyết bất túc

Mày đay hay tái phát, kéo dài không khỏi, bệnh hay phát về chiều và đêm.

Pháp điều trị: tư âm, nhuận huyết, sơ tán phong tà.

Bài thuốc: Lục vị gia kinh giới, phòng phong.

3. Điều trị tại chỗ

Dùng nước sắc bạc hà, phèn phi rửa nơi có mày đay [2].

Bôi cồn thuốc Bách bộ [1].

Vị Thuốc Kim Ngân Hoa
Vị thuốc kim ngân hoa

 

Vị Thuốc Đơn Lá Đỏ
Vị thuốc đơn lá đỏ

 

Vị Thuốc Phòng Phong
Vị thuốc phòng phong

Tài liệu tham khảo:

1.Tạ Văn Bình, Bệnh mày đay, Bệnh học ngoại phụ y học cổ truyền, Phạm Văn Trịnh, Lê Thị Hiền, NXB Y học, 2012, tr. 90-96.

2. Nguyễn Bá Tĩnh, Tuệ Tĩnh toàn tập, NXB Y học, 2012.

 

Bs. Nguyễn Minh Phương – Khoa YHCT