Cấy chỉ là gì? những tác dụng của phương pháp cây chỉ. Các chỉ định cấy chỉ được thực hiện tại khoa y học cổ truyền

Img 2205 Cc 1

CẤY CHỈ LÀ GÌ? NHỮNG TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CÂY CHỈ . CÁC CHỈ ĐỊNH CẤY CHỈ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

  1. ĐẠI CƯƠNG CẤY CHỈ:

Cấy chỉ được đánh giá là phương pháp trị liệu có hiệu quả rất cao nhờ kết hợp giữa châm cứu truyền thống với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Với phương pháp châm cứu thông thường, bác sĩ châm kim vào huyệt vị và lưu kim 30 phút,  kích thích chỉ tạo ra tại thời điểm châm cứu và kéo dài vài giờ đồng hồ sau đó nên bệnh nhân cần làm châm cứu hàng ngày. Nhưng với trị liệu cấy chỉ, đoạn chỉ catgut (chỉ tự tiêu) sẽ được đưa vào huyệt vị và lưu lại nhiều ngày, tạo ra kích thích liên tục nên tác dụng kéo dài hơn và bệnh nhân không phải đến làm thủ thuật hàng ngày.

Hiện nay phương pháp cấy chỉ được ứng dụng rộng rãi với 2 tác dụng chính là: cấy chỉ thẩm mỹ và cấy chỉ chữa bệnh. Tại bệnh viện Da liễu Hà nội có hai khoa triển khai kỹ thuật cấy chỉ là khoa Phẫu thuật Laser và khoa YHCT

Img 0260Cc

Img 0264Cc

 

 

  1. NHỮNG TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ
    1. Hiệu quả cao và lâu dài: Trị liệu cấy chỉ cho hiệu quả nhanh chóng. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh ngay từ những lần trị liệu đầu tiên. Bên cạnh đó, phương pháp này còn duy trì được tác dụng lâu dài, hạn chế tái phát bệnh trở lại.
    2. Chữa bệnh không cần dùng thuốc: Cấy chỉ là phương pháp trị liệu không dùng thuốc mà chỉ sử dụng duy nhất loại chỉ catgut, kết hợp với dụng cụ kim châm để đưa chỉ vào cơ thể. Do đó phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe.
    3. Cấy chỉ giúp tăng lưu thông máu, tăng thể trạng và sức đề kháng: Khi cấy một đoạn chỉ catgut vào huyệt vị sẽ làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm dị hóa, đồng thời tăng cường chuyển hóa protein, hydratcacbon tại vị trí các cơ gần huyệt vị. Nhờ đó làm tăng lưu thông máu, nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
    4. Có thể điều trị cho nhiều đối tượng: Phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
    5. Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thông thường một buổi trị liệu cấy chỉ chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ tùy vào mức độ phức tạp của bệnh. Khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường từ 10 đến 15 ngày. Do đó người bệnh không mất nhiều thời gian cho việc trị liệu mà vẫn thu được kết quả cao. Nhờ đó tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.

Phương Pháp Cây Chỉ

Phương Pháp Cây Chỉ

  1. CÁC CHỈ ĐỊNH CẤY CHỈ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI KHOA YHCT
  • Khoa y học cổ truyền đã áp dụng cấy chỉ thành công vào điều trị các bệnh như:

Đau sau zona, tăng tiết mồ hôi và mề đay mãn.

Img 0262Cc Img 2205 Cc 1

  • Những lưu ý khi cấy chỉ:
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước khi trị liệu cấy chỉ.
  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành trị liệu.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi cấy chỉ: yêu cầu bệnh nhân ngồi lại nghỉ ngơi 10-15 phút để bác sỹ theo dõi toàn trạng.
  • Sau khi cấy chỉ trong vòng 4 – 6 giờ bệnh nhân không tắm hoặc ra ngoài trời gió, tránh nơi nhiều khói bụi.
  • Trong quá trình trị liệu nên hạn chế ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá…

Ngoài ra, những đối tượng sau đây không nên thực hiện cấy chỉ để đảm bảo an toàn:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người đang sốt cao, mệt mỏi.
  • Người bị dị ứng chỉ catgut.
  • Người đang có nhiễm trùng ngoài da.

Tin bài và ảnh: BS Trang – Khoa Y học cổ truyền.