Viêm da cơ địa

New Picture 62 1

Viêm da cơ địa

(Ngày đăng: 24/07/2013 08:06)

I. ĐẠI CƯƠNG:

– Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, chàm cơ địa, là một bệnh da thường gặp.

– Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hay gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi.

– Viêm da cơ địa không phải là một bệnh nghiêm trọng nhưng tiến triển dai dẳng hay tái phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

 

New%20Picture%20(62)

 

II. CĂN NGUYÊN VÀ SINH BỆNH HỌC: Bệnh viêm da cơ địa luôn có liên quan tới một cơ địa dị ứng (tiền sử bị các bệnh dị ứng như hen phế quản, mề đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn . . .)

– Các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh:

+ Thời tiết giao mùa: nhất là mùa xuân hè.

+ Strees

+ Nhiễm khuẩn

+ Dị ứng thức ăn

III. TUỔI MẮC BỆNH:

– Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi

– Viêm da cơ địa ở trẻ em 2 – 12 tuổi

– Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn.

VI. TRIỆU CHỨNG:

1. Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi: mắc bệnh từ 3 tháng, trung bình từ 8 tháng cho tới 2 tuổi. Giai đoạn này thương tổn chủ yếu là mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ ở mặt, trán, má, cằm, mũi, quanh miệng. Thương tổn cũng có thể lan rộng xuống tứ chi và thân mình.

2. Viêm da cơ địa ở trẻ em 2 – 12 tuổi: Thương tổn là các sẩn nổi cao hơn mặt da rải rác hoặc tập trung thành mảng da dày, lichen hoá. Có thể gặp mụn nước tập trung thành đám. Thương tổn có thể kèm theo bội nhiễm. Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt

Thương tổn có thể ở một bên hoạc đối xứng.

Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.

3. Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn:

– Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, có thể khởi phát ở tuổi dậy thì hoặc ở tuổi lớn hơn.

– Thương tổn đa dạng thường là các sẩn nổi cao hơn mặt da rải rác hoặc tập trung thành đám, những mảng da đỏ khô lichen hoá, các vết xước do gãi. Thương tổn có thể kèm theo bội nhiễm và rất ngứa. Vị trí tổn rhương hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, hậu môn, sinh dục, núm vú.

4. Những triệu chứng không điển hình: ngoài những triệu chứng điển hình trên, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình có thể gặp ở bất kỳ lúa tuổi nào giai đoạn nào của bệnh:

– Khô da

– Viêm da lòng bàn tay bàn chân

– Chàm xung quanh nang lông

– Dày sừng chân lông

V. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị:

– Phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

– Chú ý điều trị các bệnh cơ địa (nếu có).

– Điều trị theo từng giai đoạn.

– Giáo dục y tế phòng bệnh tái phát.

2. Điều trị tại chỗ:

– Giai đoạn cấp, bán cấp: dùng các loại dùng dịch Jarish, nước muối sinh lý, hồ nước, hồ tetrapred . . .

– Giai đoạn mạn tính: dùng các loại kem, mỡ corticoid như Eumovat, Begenderm, Fucicort, Tacrolimus 0,03% hay 0,1%.. các thuốc bạt sừng, làm mềm ẩm da như: Salicilic, Vaselin, các sản phẩm làm ẩm da như Secalia DS, Baby care . . . .

3. Điều trị toàn thân:

– Kháng histamin.

– Chỉ dùng corticoid khi thực sự cần thiết.

– Nếu có bội nhiễm ding kháng sinh.

– Vitamin hỗ trợ.

4. Giáo dục y tế: để phòng bệnh tái phát

– Giáo dục cho bệnh nhân chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hợp lý tránh các thức ăn, thuốc gây dị ứng, tránh các yếu tố kích thích, strees. . . .

– Sử dụng các loại xà phòng thích hợp, tránh các chất tẩy rửa kích thích da. Tránh mặc đồ vải nylon để đỡ gây kích ứng da, sử dụng các sản phẩm giữ ẩm cho da.

 

BS. Mai Thị Thắm – Khoa khám bệnh