RẠN DA (STRETCH MARKS)
Bs Phạm Thị Mai Trinh
Khoa Phẫu thuật laser- VLTL-CSD
Rạn da là dấu hiệu thường gặp, tỷ lệ gặp ở 20-40 % dân số, nữ gặp nhiều hơn nam. Rạn da xuất hiện chủ yếu ở trẻ vị thành niên và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
- Dấu hiệu rạn da: các đường thẳng vuông góc với trục của lực kéo tác động trên da.
- Rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân
- Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân như:
- Tăng trưởng nhanh ở tuổi dậy thì
- Mang thai
- Béo phì
- Yếu tố di truyền
- Do dùng thuốc: corticoid, tránh thai…
- Bệnh lí khác: hội chứng Cushing, hội chứng Marfan…
- Lâm sàng: Các giai đoạn của rạn da:
- Giai đoạn đầu: đường giới hạn rõ, màu đỏ hồng hoặc tím, song song với nhau, chưa có dấu hiệu teo da, kéo dài từ vài tháng đến 1-2 năm
- Giai đoạn sau: màu đỏ biến thành các đường teo da, số lượng nhiều, chiều dài từ vài mm đến 20 cm, chiều rộng từ vài mm đén vài cm. Các vết rạn vuông góc với trục của lực kéo dãn da và phân bổ theo đường Langer. Nang lông và tuyến bã biến mất.
- Vị trí: hông, bụng, vú ở phụ nữ, thắt lưng….
- Mô bệnh học
- Giai đoạn đầu: thượng bì teo mỏng dần, vùng nối bì- thượng bì gần như đường thẳng, melanin tích tụ màng đáy.
- Giai đoạn cuối: số lượng glucoaminoglucans tăng, mô liên kết trong lớp bì lỏng lẻo, số lượng collagen và eslatin giảm. Các nang lông và tuyến bã bị biến dạng.
- Điều trị
Rạn da có nhiều phương pháp điều trị nhưng hiện nay thường kết hợp các phương pháp với nhau để có kết quả tốt nhất
- Thuốc bôi: Tretinoin, Trofolastin cream, Silicon…
- Lột da bằng hóa chất: dùng acid glycolic và acid trichloroaxetic: có tăng dụng tăng tổng hợp collagen
- Laser không xâm lấn: Pulsed dye laser (PDL) 585 nm, Qs YAG Nd 1064 nm, laser Co2 10600 nm. Ngoài ra còn có IPL, RF….
- Các kỹ thuật khác: lăn kim, laser fractional resurfacing…