Thư mời chào giá về việc lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT; Thẩm định kết quả lựa chọ nhà thầu >>> Xem tại đây
Thư mời chào giá về việc lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT; Thẩm định kết quả lựa chọ nhà thầu >>> Xem tại đây
CHĂM SÓC DA SAU THỦ THUẬT ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM BẰNG LASER HOẶC LĂN KIM, PHI KIM
Sẹo lõm là tình trạng da bị mất cấu trúc sau một số bệnh lý như trứng cá, thủy đậu, nhọt… hoặc sau các chấn thương. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo lõm làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, đặc biệt là sẹo lõm vùng mặt, gây tâm lý mất tự tin trong giao tiếp của bệnh nhân
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân tự tin hơn trong cuộc sống. Tại bệnh viện Da liễu Hà Nội, sẹo lõm được điều trị bằng 2 phương pháp chủ yếu là Laser và lăn kim hoặc phi kim. Đây là 2 phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị sẹo lõm, phù hợp với hầu hết các tình trạng sẹo và sử dụng được trên các độ tuổi của bệnh nhân.
Điều trị sẹo lõm bằng Laser hay lăn kim, phi kim là một thủ thuật gây tổn thương da, do đó sau khi điều trị cần tuân thủ một số hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc vết thương tại nhà
1.Vệ sinh tổn thương
Sau khi điều trị vết thương có thể bị phù nề, sưng nhẹ hoặc rớm máu, cần làm sạch vùng điều trị bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch ngày 1-2 lần. Khi vệ sinh phải nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh làm tổn thương thêm vùng da điều trị. Không dùng sữa rửa mặt, xà phòng trên vùng điều trị cho đến khi vết thương lành
Tùy tình trạng vết thương của bệnh nhân mà sau khi điều trị bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng tại nhà. Thông thường, thuốc bôi tại chỗ sẽ là mỡ kháng sinh hoặc các kem phục hồi da giúp vết thương không bị nhiễm khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lành vết thương, giảm phù nề, sưng đỏ. Trong một số trường hợp do diện tích tổn thương rộng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh, giảm phù nề đường uống. Bệnh nhân cần tuân thủ các đơn thuốc để vết thương nhanh hồi phục
3.Giữ khô
Ngoài vệ sinh vết thương ngày 1-2 lần bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, cần giữ khô vết đốt, tránh nước tại vùng điều trị cho đến khi vết thương bong vảy. Điều này giúp vết thương tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn và vảy bong tự nhiên, lành vết thương tốt, hiệu quả điều trị được tăng lên
4.Không trang điểm
Trong khoảng 1 tuần đầu sau điều trị, vết thương ban đầu phù nền sau đó tạo vảy, do đó ngoài thuốc bôi bác sĩ kê, bệnh nhân không dùng sữa rửa mặt, sữa tắm, xà phòng trên vùng điều trị cho đến khi vết thương lành hoàn toàn, bong hết vảy
5.Tránh nắng
Tránh nắng là bắt buộc trong suốt quá trình điều trị để tránh tình trạng tăng sắc tố. Cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng(chống cả UVA và UVB) ngày 2 -3 lần tùy thuộc chỉ số chống nắng, sử dụng kem chống nắng hằng ngày ngay sau khi vết thương bong vảy. Có thể kết hợp viên uống chống nắng và các biện pháp cơ học: đội mũ nón rộng vành, mặc quần sao chống nắng…Hạn chế ra nắng đặc biệt trong thời điểm ánh nắng gay gắt từ 11h-15h.
CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH ZONA
Copyright by Vicoder 2019. All rights reserved.
Copyright by Vicoder 2019. All rights reserved.