VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG
1. Căn nguyên:
- Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ loại côn trùng gây bệnh. Một số tác giả cho rằng loại côn trùng gây bệnh có thể là do kiến khoang (tên khác tùy theo từng địa phương: kiến kim, kiến lác, kiến cằm cặp, kiến cong đít,...).
- Đặc điểm sinh học của kiến khoang: dài 7-10 mm, có khả năng bay và chạy rất nhanh. Ẩn náu ở nơi ẩm ướt, hoạt đông vào ban đêm và thích ánh sáng đèn.
- Bệnh sinh: đến mùa mưa bão, côn trùng không có nơi cư trú nên bay vào nhà theo ánh đèn, đậu vào các vật dụng trong nhà như khăn tắm, quần áo, giường chiếu. Khi người vô tình tiếp xúc với côn trùng, nó tiết ra chất Peradin gây VDTX.
2. Lâm sàng:
- Tại vị trí côn trùng bị chà xát, xuất hiện viêm da, thường thành vệt.
- Xuất hiện những mụn nước, mụn mủ nhỏ trên vết viêm da.
- Mụn nước, mụn mủ dập vỡ, đóng vẩy tiết màu vàng
- Vị trí: hay gặp ở vùng hở
- Trường hợp nặng có một hay nhiều vệt đỏ dài trên có bọng nước, bọng mủ lan ra xung quanh.
- Cơ năng: bỏng rát, ngứa. Một số đau nhức, khó chịu
- Toàn thân : thường không có gì đặc biệt. Một số TH tổn thương lan rộng có thể có đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch ngoại vi.
- Tiến triển: điều trị bệnh đỡ nhanh, khỏi sau 4-6 ngày.
- Tái phát: trong một mùa mưa, trên cùng một bệnh nhân có thể bị bệnh vài lần.
3. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng
4. Chẩn đoán phân biệt:
- Zona: VDTXDCT dễ chẩn đoán nhầm với bệnh Zona.
Thương tổn cơ bản là dát đỏ, mụn nước, bọng nước khu trú ở một vùng da theo sự chi phối của dây thần kinh ngoại biên và bin chặn lại ở đường trắng giữa của cơ thể. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.
- Herpes simplex: mụn nước mọc thành chùm trên nền dát đỏ. Khu trú ở vùng bán da và niêm mạc như môi,...
- Các viêm da tiếp xúc khác như do đắp thuốc, mỹ phẩm
5. Điều trị:
Để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị, hạn chế di chứng xấu xảy ra, đề nghị người bệnh không tự ý chữa mà nên đến điều trị tại các đơn vị chuyên khoa Da liễu. Bệnh viện Da liễu Hà Nội là địa chỉ tin cậy điều trị Viêm da tiếp xúc do côn trùng cũng như các bệnh da khác.
6. Phòng bệnh:
- Tránh tiếp xúc với côn trùng bắng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào.
- Kiểm ta quần áo trước khi mặc, ngủ màn và kiểm tra giường chiếu trước khi nằm.
- Khám chuyên khoa da liễu khi nghi ngờ bệnh.